Những nghiên cứu Pierre_Abélard

Tri thức luận

Tranh luận về phổ biến niệm, Abélard đã thể hiện một lập trường dung hòa và tế nhị. Carl Jung đã nhận định về lập trường này của Abélard:

Tuy tâm hồn bị giằng xé bởi nhiều sức mạnh đối nghịch, nhưng triết lý của ông là triết lý dung hòa nhất.

— Carl Jung

Abélard đủ suy nghĩ để chấp nhận những ý tưởng mang tính duy danh của Roscelin xứ Compiègne, đồng thời ông cũng đủ thực nghiệm để chấp nhận cái duy thực cực đoan của William xứ Champeaux. Tuy nhiên, theo Abélard, ý niệm phổ biến chỉ có những cá vật thực sự, còn nếu ý niệm nào đó nằm ở bên ngoài thì đó chỉ là một khái niệm mà thôi. Vậy nhưng, không phải cá vật thực sự nào cũng có thể chứa được ý niệm phổ biến. Ý niêm phổ biến chỉ hiện hữu như một cá tính chứ không phải là yếu tính trọn vẹn cho tất cả.

Nếu theo suy nghĩ trên, ta có thể thấy Abélard vừa cố gắng chống lại sự duy danh, vừa duy trì nó theo một góc độ nào đó.

Kết luận lại, có thể tóm tắt sự dung hòa giữa chủ nghĩa duy danh và chủ nghĩa duy thực của Abélard như sau: ý niệm phổ biến không có trước hay sau, không có giá trị hơn hay kém nếu so với thực tại, nó ở ngay trong thực tại. Và cái thực tại này được chỉ thị như ý nghĩa do từ ngữ logic gán cho.

Thần học tự nhiên

Abélard không hề sợ Giáo hội có thể kết án mình, bởi ông tuy tôn kính Giáo hội nhưng cũng rất độc lập và táo bạo.

Theo suy nghĩ của Abélard, đức tin là một khởi điểm, một khởi điểm mà vừa không đạt được bằng lý trí, vừa không thể ẩn chứa sự mù quáng. Nói như vậy là có nghĩa là đức tin phải am tường những gì mà nó không thể nào hiểu được. Rõ ràng là Abélard đã chấp nhận quan điểm của chủ nghĩa duy lý hơn của chủ nghĩa duy chí để nói về đức tin.

Ngoài ra, Abélard còn cho thấy ông yêu mến các vị triết học ngoại giao thời Hy Lạp cổ đại như thế nào. Ông ca tụng những con người này sống theo quy luật tự nhiên nhưng đã chỉ cho chúng ta thấy thế nào là Thiên Chúa, tam vị, Nhập thể. Ông còn làm một phép so sánh rằng thượng cổ ngoại giao và Phúc âm gần gũi nhau hơn Tân ướcCựu ước. Chưa hết, ông còn nói rằng vũ trụ được sáng tạo bởi bàn tay của Thượng đế và mô hình của Plato.

Đạo đức

Từ Phúc âm và được cộng hưởng bởi tư tưởng của Augustine xứ Hippo, Abélard cho rằng đạo đức không bó buộc và ngoại tại mà nằm trong chủ hướng và con tim. Hiẻu theo một cách khác, khuynh hướng ác không phải là tội lỗi mà là điều kiện của nhân đức; hành động không có bản chất tội lỗi mà ý nghĩ để nảy sinh hành động đó mới thể hiện cái đó. Nói thêm nữa là, chủ hướng ác thì cũng đáng tội và bị trừng phạt như hành động ác vậy.